Giỏ hàng

Kỳ Nam – Những Điều Ẩn Giấu

Kỳ nam nay đã trở thành sản phẩm có giá trị cao và được nhiều người quan tâm. Vậy nên càng có nhiều người muốn tìm hiểu về nó. Nhưng mọi người thường quan tâm đến giá, công dụng, lợi ích của nó. Mà lại không quan tâm đến những khía cạnh khác. Vậy nên bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những khía cạnh xung quanh kỳ nam để bạn có thể hiểu rõ về nó hơn.

Trầm hương Kỳ Nam quý hiếm

I. Cuộc tìm kiếm kỳ nam

Báo chí từng đưa tin về  nhóm người ở Gia Lai trong chuyến đi tìm trầm đã tìm được gầm 3 kg kỳ nam có giá trị hơn 20 tỷ đồng. Chính điều này đã tạo nên một làn sóng trong giới tìm trầm. Dẫn đến nhiều nhóm người ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã ồ ạt tham gia vào phong trào tìm kỳ nam. Trên thế giới, kỳ nam chủ yếu phân bố ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia. Tuy  nhiên các chuyên gia đều đánh giá rằng, chỉ có kỳ ở Việt Nam mới có nhiều hoạt chất nhất và tốt nhất. Giá của kỳ rất đắt. Chính vì giá của kì nam đắt nên đây cũng là một trong những lý do giải thích được vì sao chỉ cần một thông tin về sự xuất hiện của kỳ  là có thể lôi kéo cả một khối người đông đúc đi săn tìm. Với mong ước được đổi đời. Nhưng, “tuần chay nào cũng có nước mắt”, những cuộc săn tìm kỳ nam như vậy thường luôn khổ cực nhiều mà kiếm chẳng được bao nhiêu. Hàng nghìn người trèo đèo lội suối đi tìm rồi phải quay về với tay trắng là chuyện bình thường. Đó là chưa kể những người không may bị mất mạng trong chốn rừng thiêng nước độc.

Hành trình đi tìm loại trầm quý – Kỳ Nam

II. Sự thật về kỳ nam

Dựa vào những chuyện truyền kỳ thì kỳ nam gắn liền với nhiều câu chuyện mê hoặc người nghe. Theo lời kể của những lão nông ở các vùng kỳ nam tập trung nhiều như: Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận thì không phải cứ đi vào rừng một cách cần mẫn và kiên trì là có thể kiếm được. Họ tin rằng chỉ những người lương thiện, chân chất mới được Thiên Y Ana (hóa thân của cây kỳ nam) cho gặp. Theo truyền thuyết kể lại, Thiên Y Ana là một vị nữ thần xinh đẹp của dân tộc Chăm thường hay dạo chơi ở trong cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Khi hương thơm của nữ thần tỏa ra thì chúng chỉ chọn cây kỳ nam để quyện vào. Chính vì thế nên mới có mùi thơm đặc biệt. Vì vậy, người dân thường phải chọn ngày lành tháng tốt để xuất hành vào rừng tìm kiếm. Trước khi xuất hành thì họ còn phải ăn chay suốt 3 ngày, tránh chung đụng với phụ nữ. Trong khi đi rừng thì không được có những ý nghĩ ám muội trong đầu, không nói chuyện đùa cợt, không gây gổ đánh nhau.

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” nhận định: kỳ có tác dụng khử độc không khí, làm sạch môi trường sống. Khói được người dân dùng để trừ tà. Nước kỳ thì được dùng để vẩy lên xác ướp bảo quản. Ngoài ra, tác dụng của kỳ nam gồm tiêu đờm, trị đau bụng tiêu chảy thể tả, trị đau do hơi dồn tức trong bụng, trị chứng đi tiểu không cầm được và giúp nâng cao đời sống sinh hoạt vợ chồng. Phải mất một thời gian rất dài và lâu để một cây có thể hình thành và khai thác được. Khi hình thành, có đủ vị cay, ngọt, đắng chua, và đặc biệt là có hương rất thơm. Mỗi thân kỳ có thể tỏa ra đến hơn 170 mùi thơm không hề trộn lẫn vào đâu và lưu hương rất lâu trong không khí. Nhiều sách cổ của Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ghi nhận tinh dầu từ kỳ có thể là chất liệu tạo nên nước hoa và mỹ phẩm đắt tiền của phương Đông. Tinh dầu thơm của trầm hương phối với tinh dầu xạ hương sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt. Tỷ lệ pha chế khác nhau giữa trầm và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ giới tính. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm chiếm 85% thì với hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha chế ngược lại thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam. Ngày nay, kì nam còn được dùng là vật tâm linh. Bên cạnh những đồ trang sức như vòng tay hạt, nhang hương, nhiều đồ khác bằng kì. Vậy nên với những đặc điểm đặc biệt và khác thường này mà kỳ trở thành quý hiếm và cả linh thiêng. Nhưng hiện nay, quan điểm của Đông y về nguồn gốc của kỳ được cho là cách hiểu đúng nhất. kỳ có xuất xứ từ gỗ thân già mục của cây Dó chuyển hóa mà thành. Hoặc do một loại nấm gây nhiễm mục nát thân cây Dó rồi chuyển hóa tạo nên. Cây Dó là một loài đại mộc có thể cao 40-50m, vỏ màu xám có nhiều sợi có thể làm giấy được, gỗ mềm màu trắng.

III. Kỳ nam và trầm hương có sự khác biệt

Nhiều người lâu nay vẫn thường nhầm lẫn kỳ và Trầm Hương, họ nói rằng, hai loại này là một, vì cũng có nguồn gốc xuất phát từ cây Dó. Nhưng chúng lại là hai loại hoàn toàn khác nhau. Được nhìn nhận dưới gốc độ tâm linh nên kỳ được cho là quý hiếm hơn Trầm Hương một bậc. Mặc dù Trầm Hương có nhiều giá trị chữa bệnh hơn và ứng dụng trong đời sống nhiều hơn. Người ta thường căn cứ vào mùi thơm và dạng kết tinh của dầu, sự hóa nhựa ít hay nhiều để nhận biết. Trầm Hương được khai thác từ phần thân, còn kỳ nam thì được khai thác chủ yếu ở bộ phận rễ của cây Dó. Và kỳ càng không phải là cái lõi của Trầm Hương như nhiều người vẫn nghĩ. Cây Dó nếu đã tạo nên Trầm Hương thì không đồng nghĩa với việc cũng tạo ra nên được kỳ. Ngược lại, một cây Dó có kỳ thì cũng không phải luôn luôn có Trầm Hương. Theo kinh nghiệm của những người đi tìm kỳ lâu năm cho biết, khi gặp những cây Dó cao 30-40m trở lên, lá đã vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu như những tổ kiến hoặc gốc có gò mối đóng thì cây Dó đó có thể có kỳ. Ngoài ra nếu mặt bì xuất hiện lớp nấm cộng sinh thì báo hiệu này càng thêm chắc chắn. Đó là cách nhận biết Trầm Hương và kỳ kam từ vẻ ngoài của cây. Thêm vào đó, Kỳ nam được tạo thành từ sự biến đổi hoàn toàn các phân tử gỗ, do đó nó thường có màu nâu đậm hoặc đen, gỗ mềm gần giống như sáp ong nhưng khó nhận thấy thớ gỗ, dễ chìm trong nước. Trong khi đó trầm hương được tạo thành từ gỗ ít tẩm nhựa hơn, do vậy có mùi ít thơm, gỗ có màu nâu hay sọc nâu đen. Nhưng cách nhận biết tốt nhất và chính xác nhất chính là qua chất và vị của nó. Trước hết kỳ nam có mùi thơm hơn do lượng tinh dầu tích tụ lớn hơn trên thân gỗ. Dầu ở thân kỳ có mùi hương ngào ngạt như sáp ong vậy. Ngoài ra khi cầm miếng kỳ trên tay, ta có thể nhận thấy chất gỗ mềm và nhẹ, thử nếm sẽ có vị chua cay đắng ngọt rất đặc trưng. Trầm Hương lại thường có chất liệu cứng hơn, màu nhạt và có vị đắng. Trầm Hương thường có mùi tinh dầu thoang thoảng, nhẹ hơn do lượng tinh dầu tích tụ thấp hơn. Ngoài ra có một cách nhận biết kỳ nam và trầm  hương là thử khói của nó. Khi đốt chúng lên thì khói từ kỳ nam sẽ bay thẳng lên không trung dần tan đi, còn khói của Trầm Hương sẽ tỏa ra thành vòng tròn và tan trong không khí.

Những sự thật về trầm hương kỳ nam

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi tổng hợp lại, đọc hết bài viết này chắc hẳn bạn cũng đã hình dung ra được kỳ nam như thế nào, biết cách phân biệt cơ bản giữa kỳ nam và trầm hương. Bằng uy tín và kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm, chúng tôi tự tin rằng sẽ mang cho bạn những sản phẩm chất lượng. Nếu muốn tìm hiểu thêm các sản phẩm của chúng tôi, các bạn có thể liên hệ qua website: tramhuonghg.com. Chân thành cảm ơn các bạn.

Tìm hiểu thêm về Kỳ nam là gì tại link sau.

Loading...