Giỏ hàng

Vài nét cổ xưa về tục thắp nhang và lễ bái, theo Đại Việt Cổ Phong

Sách Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quý Ðôn có một đoạn biên khảo rất kỹ về nguồn gốc của việc đốt nhang. Thuở xa xưa, người Tàu lấy lửa đốt củi thui các con vật gọi là vật hy sinh, rồi sau thì bắt chước phong tục đốt nhang từ Tây phương tức Ấn Ðộ. Việt Nam là một nơi mà tục đốt nhang có rất sớm với sự du nhập của Phật giáo.

Tục Thắp Nhang Có Từ Bao Giờ?

Sách Lễ Ký nói: “Khi tế trời phải đốt củi ở trên giao đàn” (gọi là Thái đàn). Sách Chu Lễ nói: “Ðốt củi thui trâu” nghĩa là để cầu thần. Ðời sau không đốt củi, lại đốt nhang, nhang là do phương Tây sản xuất. Nhà Phật khi hành lễ cũng đốt nhang cho được thanh tịnh, nên khi làm phép thì đốt nhang niệm chú. Các đạo sĩ cũng đốt hương tẩy uế. Nho giáo thì trái lại. Nay tế thánh Khổng tử và tế thần xã tắc thì rước thần xong trước khi dâng lụa, phải dâng nhang ba lần. Lễ gia không làm thế, hoặc chỉ nơi đô ấp mới làm mà thôi.

Sách Minh Chí chép: Vua Thái Tổ xuống lệnh hàng tháng cứ mồng một và ngày rằm, từ quan tế tửu trở xuống đều phải làm lễ thích thái, từ các quan quận huyện trở xuống phải đến nhà học làm lễ dâng nhang.

Nay xét, danh nho đời Minh là Tống Liêm có nói: “Ngày xưa cầu thần, khi đã dâng lễ vật rồi là đốt cỏ tiêu cùng mỡ chiên và cơm (chiên hương), nhưng nay thì thắp nhang cho giản tiện. Kinh Thi có câu: “Thủ tiêu tế chi” (lấy cỏ tiêu và mỡ dê tế). Sách Lễ Ký nói: “Rót rượu xuống đất để giáng thần thì dùng rượu nghệ cho thơm” chớ không đốt nhang. Lưu Hướng làm bài Minh nói cái hỏa lò Bắc Sơn chỉ để đốt nhang, chớ không dùng để tế”.

Ðời Hán Vũ Ðế, vua nước Hồn Da (Hung Nô) đầu hàng, bắt được pho tượng bằng vàng ở cung Cam Tuyền, khi tế không dùng trâu bò chỉ đốt nhang lễ bái. Tục đốt nhang bắt đầu từ đấy.

“Trương Tân làm thứ sử Giao Châu, đốt nhang và đọc những sách tà ma Vu Sát thì làm tịnh xá (nhà tư) để đốt nhang. Ðó đều là các nhà tư dùng nhang đốt, chớ không phải của cả nước dùng nhang thờ thần”. Đấy là bằng chứng đất Việt (Giao Châu) đã du nhập trực tiếp đốt hương từ Ấn Ðộ, chứ không phải qua ngõ Trung Hoa và ở Trung Hoa thì chỉ có vua và các quan mới có quyền làm việc tế lễ, còn ở đất Giao Châu thì “nhà tư” người dân đã bắt đầu cúng tế từ lâu.

(Trích Bút khảo về Xuân, Lê Văn Lân).

Thắp Nhang – Số Nén Thắp Sao Cho Đúng

Nguồn gốc tục thắp nhang

Nguồn gốc tục thắp nhang của người Việt, Trung Quốc và một số nước khác đã có từ lâu, tất cả đều du nhập tại Ấn Độ. Dẫn theo nguồn các tư liệu: Việt Nam du nhập việc thắp nhang cùng lúc với du nhập Phật giáo. Người Trung Quốc thì bắt chước đốt nhang của Ấn Độ để thay cho trước đó thường đốt lửa thui vật tế cúng. Việc thắp nhang mỗi vùng mỗi đạo có khác nhau một chút nhưng đều chung một ý tưởng: “Thành tâm, thành kính”.

Số nén nhang khi thắp

Từ trước đến nay khi thắp nhang người ta thường quen thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9 thậm chí cả bó. Tuy chỉ là tượng trưng nhưng cũng có thể quan niệm theo nhiều cách. Nhà Phật quan niệm số lẻ là số âm, tượng trưng cho thế lực vô hình và người đã khuất, nên thắp theo số lẻ là hướng đến việc trân trọng thế giới cõi âm.

  • Thắp một nén: thể hiện sự thành kính trong lòng mình. Một (nhất) nghĩa sâu là bao hàm tất cả. Nên một nén vẫn hiểu sẽ thấu tới trời xa.
  • Thắp 2 nén: vài nơi người ta cầu kỳ thắp 2 nén nhang tại linh cữu cho người mới mất, việc này có liên quan đến sách “Thọ Mai Gia Lễ”.
  • Thắp ba nén: thông dụng nhất, tùy theo việc cầu xin để hiểu: Tam bảo (Phật Pháp Tăng), Tam giới (Dục, sắc, vô sắc), Tam thế phật (A Di Đà, Như Lai, Di Lạc tức quá khứ, hiện tại, tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ), Tam Hoàng (Thiên địa nhân), Tam cương (Vua cha thầy) v.v…
  • Một nhà nghiên cứu nước ta trước đây cũng giải thích khi thắp 3 nén nhang: Tâm nhang là lòng thành, Giới nhang là nghe theo lời răn của Phật, Thánh, Tổ tiên, Định nhang là tuyệt đối không thay lòng đổi dạ.
  • Năm nén: Tùy dùng theo nghĩa cầu đến: Ngũ phương trời đất (đông, tây, nam bắc, giữa), Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) hoặc 5 hướng thần linh,…
  • Con số 7 và 9 tượng trưng cho vía của con người, thường dùng khi liên quan đến cầu xin cho cá nhân, hoặc linh cữu bàn vong người mới mất. Các trường hợp này theo quy tắc nam 7 nữ 9.

Nguồn: Nguyễn Quang Chỉnh (Mậu Tuất Trọng Xuân 2018 – Bài viết của Quang Chỉnh cho CLBHN Xã Ninh Hiệp) – Theo Đại Việt Cổ Phong – 大越古風 – VietnamAncient.

Lý do bạn chọn Trầm Hương Hoàng Giang

  1. Nhà máy với dây chuyền sản xuất khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra.
  2. Nguyên liệu 100% Trầm hương thiên nhiên.
  3. Các sản phẩm đều được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2015 đạt chuẩn xuất khẩu, không chứa các hoá chất độc hại.
  4. Top 10 nhà xuất khẩu Trầm hương hàng đầu thế giới (Market Research Future 2017).

Sản phẩm được chứng nhận ISO 9001: 2015, cam kết sản xuất theo bảng Tiêu chuẩn cơ sở được công bố

Ngày 08.05.2019 vừa qua, công ty TNHH Trầm Hương Hoàng Giang đã nhận được bản chính thức Giấy công nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng AQS GLOBAL về quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận trên toàn thế giới cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Trầm hương.

Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 được đánh giá bởi một tổ chức quốc tế uy tín chính là sự đảm bảo chất lượng an toàn cho mọi sản phẩm Trầm hương của Hoàng Giang, từ đó giúp Quý khách hàng và đối tác hoàn toàn yên tâm khi trao gửi niềm tin vào sản phẩm Trầm hương nói riêng cũng như công ty Hoàng Giang nói chung.

Thêm vào đó, tất cả các sản phẩm của Trầm Hương Hoàng Giang đều được cam kết sản xuất theo đúng Tiêu chuẩn cơ sở mà công ty đã công bố, đính kèm bản Kết quả thử nghiệm được Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM thực hiện cho từng loại mặt hàng riêng biệt để đảm bảo chất lượng cao đồng nhất và sản lượng ổn định.

Liên hệ chúng tôi ngay bây giờ

CÔNG TY TNHH TRẦM HƯƠNG HOÀNG GIANG

Trụ sở chính và nhà máy:

Đường Nguyễn Minh Châu, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam

Văn phòng đại diện:

Số 62, Đường số 7, khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline:

+84 965 397 039 (SMS/Zalo/Viber)

Online:

Cửa hàng:

Showroom: Đường Nguyễn Minh Châu, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận

VPĐD: 62 đường số 7, khu dân cư Him Lam, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Đối tác: M22, Tôn Đức Thắng, P. Xuân An, Phan Thiết, Bình Thuận

Đối tác: 145 Lê Minh Công, P. Phước Lộc, La Gi, Bình Thuận

Loading...